Phụ gia chống thấm là gì ?

Đặc trưng của khí hậu Việt Nam là nóng ẩm, mưa nhiều, do đó, việc chống thấm, chống ẩm cho các công trình xây dựng như nhà ở, nhà xưởng,… đóng vai trò quan trọng để phòng tránh, ngăn ngừa các hiện tượng thấm dột, ẩm mốc, góp phần tăng tuổi thọ công trình và giảm thiểu chi phí xây sửa.
Với công nghệ sản xuất ngày càng tiên tiến, hiện đại, việc chống thấm, chống ẩm cho công trình không còn quá phức tạp khi các sản phẩm phụ gia chống thấm ra đời, cho phép ngôi nhà được bảo vệ tốt hơn, thoát khỏi tình trạng thấm nước, ẩm dột. Vậy phụ gia chống thấm là gì, thành phần cấu tạo ra sao và quá trình sử dụng như thế nào?

1. Thành phần phụ gia chống thấm

Phụ gia chống thấm có thể tồn tại dưới dạng bột, hồ hay dạng lỏng. Đây là hỗn hợp bao gồm silicát của sôđa, nhôm sunfat hay kẽm sunfat, nhôm clorua và kẽm clorua có tính pozzolanic. Chúng có thể phản ứng hydroxide canxi được giải phóng từ sự thuỷ hoá xi măng để tạo ra một thành phần có tính xi măng chèn vào các lỗ trống, nói đơn giản hơn là có khả năng lấp kín lỗ rỗng rất linh hoạt về mặt hoá học.

Bên cạnh đó, phụ gia chống thấm còn làm giảm mức độ truyền dẫn hơi nước ẩm tiết ra từ trong bê tông hay đi qua bê tông – hơi ẩm này có thể tồn tại ở dạng lỏng hay hơi nước – làm tăng tốc độ liên kết của bê tông, tạo khả năng chống thấm cho bê tông ngay từ giai đoạn đầu xây dựng.

Ngoài những vật liệu lấp kính như trên, phụ gia chống thấm còn có thêm đá phấn không có khả năng lấp kín linh hoạt. Đá phấn thường được nghiền mịn để giảm lượng nước trong quá trình thi công, đồng thời làm khối bê tông đặc chắc hơn và tăng cường khả năng chống thấm. Một số phụ gia chống thấm còn có thêm Butyl strearat – một chất giống như xà phòng nhưng không có khả năng tạo bọt. Butyl strearat đóng vai trò như là chất kỵ nước trong bê tông. Ngoài ra, dầu khoáng không chứa chất béo hay dầu thực vật cũng là những chất được sử dụng trong phụ gia chống thấm để tăng khả năng hiệu quả chống thấm cho công trình.

Thực ra, việc xác định một chất có phải là phụ gia chống thấm hay không cũng rất đơn giản. Quá trình đổ bê tông đồng đều, những chất trong bê tông có tác dụng hạn chế tình trạng rỉ nước hay giảm thiểu được số lỗ rỗng trong bê tông thì đó cũng được coi là phụ gia chống thấm.

2. Ưu điểm phụ gia chống thấm

Với thành phần nguyên liệu trên, phụ gia chống thấm mang lại nhiều ưu điểm vượt trội cho công trình, đó là:

– Khả năng chống thấm vượt trội
– Tăng tính kết dính
– Hạn chế sự co ngót
– Tăng độ đàn hồi
– Chịu được sự mài mòn
– Ngăn chặn việc hình thành các vết nứt trên bề mặt sản phẩm,…
– Phụ gia chống thấm thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe con người.

3. Hướng dẫn thi công phụ gia chống thấm 

– Làm sạch bề mặt cần thi công để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ hay các tạp chất có khả năng làm giảm độ bám dính của bề mặt.
– Trộn phụ gia chống thấm với nước và xi măng theo tỷ lệ đúng với yêu cầu của nhà sản xuất. Thường thì tỷ lệ đạt chuẩn là 1 lít phụ gia chống thấm + 1 lít nước + 4kg xi măng để tạo thành một hỗn hợp sệt như kem. Sau đó, thi công hỗn hợp này với độ dày 1 – 2 mm lên bề mặt và đổ bê tông mới hoặc trát lớp vữa ngay khi lớp kết nối vẫn còn ướt.
– Nếu sử dụng phụ gia chống thấm cho sàn nhà thì nên thi công lớp vữa chống thấm (theo tỷ lệ 1 phần chất phụ gia với 3 phần nước) ngay khi lớp hồ dầu kết nối còn ướt.

4. Một số lưu ý khi sử dụng phụ gia chống thấm
– Sử dụng phụ gia chống thấm với thành phần nguyên liệu đầy đủ, đạt chuẩn
– Pha trộn hỗn hợp theo đúng tỷ lệ mà sản xuất hướng dẫn để đảm bảo tăng hiệu quả chống thấm
– Các dụng cụ chứa hay thi công cần được làm sạch trước và sau khi sử dụng
– Không để hỗn hợp tiếp xúc trực tiếp với da hoặc bắn vào mắt
– Phần dư thừa nên được tiêu hủy an toàn, không đổ vào nguồn nước hay thải bừa bãi ra đất trống.

Nếu quý khách có nhu cầu chống thấm cho công trình của mình, hãy lưu ý đến những thông tin trên hoặc sử dụng các dịch vụ của chúng tôi để được an toàn và hiệu quả nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *